Giờ làm việc:
7h00 - 20h00, thứ 2 - CNSẽ được tư vấn trực tiếp của Bác Sĩ !
Ăn gì tốt cho gan? Như chúng ta đã biết, những thực phẩm dinh dưỡng hằng ngày đôi khi cũng chính là những liều thuốc bổ dưỡng giúp hỗ trợ điều trị các bệnh lý trên cơ thể. Gan và hệ tiêu hóa có mối quan hệ mật thiết với nhau, và khi thức ăn được đưa đến hệ tiêu hóa như dạ dày, ruột sau đó được gan chuyển hóa thành các dưỡng chất đi nuôi cơ thể, chính vì thế khi mà chúng ta có chế độ ăn uống tích cực thì gan cũng sẽ khỏe mạnh, khi chúng ta ăn uống không khoa học thì phần nào gan cũng bị tổn thương, nhất là những người đang mắc các bệnh lý về gan thì việc ăn uống khoa học giúp chúng ta có thể cải thiện được tình trạng bệnh, tăng cường hiệu quả điều trị bệnh gan.
Nên ăn gì tốt cho gan và phòng bệnh gan?
Mắc bệnh gan nói chung không phải cứ ăn theo sở thích, mà các bạn cần phải dùng những thực phẩm có lợi cho gan và giúp cho quá trình chuyển hóa ở gan được tốt hơn, nguyên tắc ăn uống cho người bệnh gan có nghĩa là không cần phải kiêng khem quá nhiều, bữa ăn cần phải đủ chất, cân đối các dưỡng chất cho cơ thể:
Lá gan đóng vai trò quan trọng trong quá trình thải độc của cơ thể, ngược lại cơ thể cũng cần có trách nhiệm khử độc cho gan. Dưới đây là 1 số thực phẩm có lợi cho gan mà bạn có thể tham khảo.
Sò huyết là 1 loại thực phẩm bổ dưỡng, đem lại nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể. Món ăn chế biến từ sò huyết có tác dụng dưỡng âm, tiêu đờm, bổ gan, thậm chí có thể giải rượu. Sò huyết chứa nhiều protein, nhưng lại khá ít chất béo, cộng với hàm lượng cholesterol thấp chỉ tương đương 1/7 lòng đỏ trứng gà, đây thực sự là món ăn lý tưởng cho những người bị các bệnh lý về gan, đặc biệt là gan nhiễm mỡ.
Món ăn dân dã đồng quê này sẽ khiến bạn hài lòng khi thưởng thức và yên tâm về hàm lượng dinh dưỡng có trong thành phần của nó. Công dụng khôi phục chức năng gan khi sử dụng các món ăn chế biến từ cá chạch khá nhanh, kể cả đối với tình trạng thương tổn thuộc loại viêm gan mãn tính cũng có sự cải thiện rõ rệt.
Cá chạch tốt cho gan
Trong cá chạch có chứa nhiều protein, axit béo, canxi, vitamin B1, B2 và sắt… có tác dụng bồi bổ cơ thể nói chung và gan nói riêng. Món canh cá chạch có thể là một ý đáng để bạn thử nghiệm. Tác dụng bảo vệ gan, lợi mật, thường dùng để hỗ trợ điều trị bệnh viêm gan mãn, hoàng đản, gan sưng to.
Cà chua có tác dụng thanh nhiệt giải độc, mát máu, bổ gan, chứa các vitamin A, B1, C, PP, can-xi, phốt pho, sắt…Theo nghiên cứu, cà chua có công dụng phân giải chất béo, trợ giúp cho quá trình tiêu hóa, vitamin C trong cà chua có hiệu quả bảo vệ gan. Vì vậy, người mắc bệnh gan nên dùng cà chua làm hoa quả để ăn, cũng có thể ăn kèm trong bữa ăn thường xuyên.
Lưu ý, người có tỳ vị lạnh không nên ăn cà chua sống. Với người viêm gan mạn tính thì dùng 250g cà chua, rửa sạch, thái miếng, thịt bò 100g thái mỏng, xào ăn trong ngày. Món ăn này có tác dụng hỗ trợ trong điều trị và giúp cơ thể nhanh hồi phục.
Theo Đông y, ngó sen tươi có tác dụng thanh nhiệt, kiện tỳ khai vị, sinh tân dịch, mát máu, thông ứ. Bệnh nhân mắc các chứng bệnh về gan mà lại có các dấu hiệu như xuất huyết đường tiêu hóa, xuất huyết dưới da… thì có thể dùng nước ép ngó sen để cầm máu.
Thành phần của ngó sen cũng có chứa rất nhiều các chất dinh dưỡng như protein, vitamin C… nên rất tốt cho sức khỏe của bạn. Cách chế biến cũng rất đa dạng, bạn có thể khéo tay biến chúng thành gỏi, hoặc xào với tôm thịt, hay nấu canh.
Theo y học cổ truyền, dưa hấu là có tính hàn, lợi tiểu, giúp hạ huyết áp và có thể hỗ trợ điều trị một số bệnh lý nếu được sử dụng đúng cách. Hàm lượng vitamin trong loại quả này rất phong phú. Bên cạnh đó nó còn có công dụng chuyển hóa protein ở người bị viêm gan, chính vì vậy đây có thể coi là loại thực phẩm bổ gan khá hữu hiệu.
Mọi loại rau họ cải như súp lơ xanh hay bắp cải đều có thể làm tăng lượng glucosinolate có trong cơ thể, từ đó tạo nên những enzim tốt cho hệ tiêu hóa. Các loại rau họ cải có tác dụng rất nhiều trong việc giải độc gan, có khả năng trung hòa 1 số độc tố, đồng thời sản sinh ra những enzim cần thiết cho tiến trình khử độc của cơ thể.
Đây là thực phẩm rất tốt cho máu, giúp ngăn chặn các kim loại nặng, làm giảm bớt gánh nặng ở gan. Sắc tố màu beta cyanin trong củ dền giúp giải tỏa mệt mỏi, tiêu độc cho gan, tạo hiệu ứng dây chuyền tới mạch máu thông qua việc loại bỏ các độc tố và chống hình thành mỡ.
Củ rền cũng là thực phẩm tốt cho gan
Vậy là các bạn đã biết được bị bệnh gan nên ăn gì? Vậy khi mắc bệnh gan thì chúng ta nên tránh những thực phẩm nào để không làm tổn thương đến tế bào gan cũng như chức năng gan? Dưới đây chính là những thực phẩm mà các bạn cần kiêng để không làm ảnh hưởng đến gan:
Những đồ ăn có khả năng sinh nhiệt như ớt, quế, riềng, tiêu,… đều là những thủ phạm gây ra tổn thương cho tế bào gan, chính vì thế hàng ngày các bạn nên giảm những gia vị này trong mỗi bữa ăn để không làm tổn thương gan và không làm cho bệnh gan nặng thêm.
Đây là những nhóm đồ ăn rất dễ kích thích khả năng ăn uống của chúng ta, thậm chí đây còn là sở thích của nhiều người, tuy nhiên, trong những thực phẩm này có hóa chất bảo quản nên những chất này cũng làm ảnh hưởng đến gan.
Những loại đồ uống này có chứa cồn, khi đưa vào cơ thể và bị chuyển hóa ở gan thì sẽ làm cho tế bào gan bị viêm, chính vì thế khi không mắc bệnh gan hoặc mắc bệnh gan thì các bạn cũng nên kiêng tuyệt đối những loại đồ uống này nhé.
Thịt mỡ chứa trên 90% là mỡ động vật và chứa rất ít hàm lượng chất đạm, chính vì thế mà khi sử dụng đều những thực phẩm này dễ gây ra hiện tượng khó tiêu hóa gây ra khó chịu cho người bệnh gan, đặc biệt là những người hấp thụ tốt thì còn có thể hình thành gan nhiễm máu.
Thịt dê có tính nóng và ngọt, vì thế những người khi mắc bệnh gan nói chung thì không nên dùng thịt dê, đặc biệt là khi gan bị viêm, tế bào gan đang bị tổn thương thì việc dùng thịt dê còn làm cho bệnh nặng hơn.
Trên đây là những giải đáp cho thắc mắc "ăn gì tốt cho gan" hi vọng rằng các bạn sẽ lựa chọn được cho mình những thực phẩm phù hợp và đúng với sở thích của bản thân. Chế độ ăn uống không chỉ cung cấp cho các bạn dưỡng chất và năng lượng cho cuộc sống hàng ngày mà còn có thể giúp các bạn tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, vì thế các bạn ngay cả khi không mắc bệnh gan cũng nên tạo cho mình thói quen ăn uống khoa học, đủ chất, dùng những thực phẩm tốt cho gan, giúp bảo vệ gan và ngăn chặn bệnh lý về gan được tốt nhất.
Bác sĩ chất lượng
Điều trị tiên tiến
Chăm sóc tận tâm
Tư vấn nhiệt tình
Bảng giá niêm yết
Đối với bệnh nhân viêm gan, uống sữa đậu nành với lượng thích hợp sẽ bổ sung dinh dưỡng cho bệnh nhân, nâng cao khả năng miễn dịch.
Sau những ngày nghỉ lễ, gan dễ bị rơi vào tình trạng quá tải do phải chuyển hóa một khối lượng lớn rượu và rất nhiều thực phẩm giàu dinh dưỡng khác
Khi bị suy giảm chức năng gan, đồng nghĩa với việc ảnh hưởng tới các cơ quan khác. Bệnh nhân có thể bị suy giảm chức năng gan do các bệnh lý về gan, do chế độ ăn uống không điều độ. Hãy cùng các chuyên gia của Phòng khám đa khoa Kim Mã tìm hiểu kỹ
Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh về gan. Hãy tập những thói quen sau đây để duy trì một lá gan khỏe mạnh
Men gan cao khi mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi và sức khỏe người mẹ không thì không phải ai cũng biết được
Lạm dụng thuốc giảm cân là một trong những nguyên nhân gây bệnh gan ít ai ngờ tới, men cao gan cao gấp 60 lần bình thường và tổn thương gan
Những món ăn mát gan, thanh nhiệt có thể giúp người bệnh tăng cường thể lực, nâng cao hiệu quả điều trị bệnh gan.
Kiểm tra gan qua các xét nghiệm chức năng gan là phương pháp xác định xem tế bào gan có chịu sự tổn thương hay không, hay có thể nhận biết được sự chuyển hóa, tổng hợp chức năng của gan có xảy ra sự bất thường nào đó.
Nhận biết sớm các dấu hiệu gan yếu, chính là cách để điều trị bệnh kịp thời, hạn chế được biến chứng nghiệm trọng
Nguyên tắc cơ bản trong ăn uống khi mắc bệnh gan là nạp “protein chất lượng cao”, “đầy đủ calories”.
Ý KIẾN BẠN ĐỌC ( Hãy để lại số điện thoại đê chúng tôi tư vấn cho bạn !)