Địa chỉ phòng khám:
79 Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội.Sẽ được tư vấn trực tiếp của Bác Sĩ !
Viêm gan B là nỗi ám ảnh của nhiều thai phụ. Bởi loại virus nguy hiểm này có thể lây truyền từ mẹ sang con. Bởi vậy, bà bầu bị viêm gan B không chỉ phải lo lắng cho sức khỏe của bản thân mà còn cho thế hệ sau này. Thường xuyên căng thẳng, lo âu không chỉ ảnh hưởng đến tinh thần mà còn khiến sức khỏe của thai phụ suy giảm. Do đó, hãy trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để có thể chủ động bảo vệ sức khỏe của cả mẹ lẫn con.
Theo thống kê, tỷ lệ lây viêm gan B từ mẹ sang con khá cao, đặc biệt là ở khu vực Châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng.
Viêm gan B lây từ mẹ sang con là tình trạng khá phổ biến tại Việt Nam
Khả năng lây nhiễm phụ thuộc vào nồng độ virus viêm gan B di chuyển trong máu của người mẹ. Với trường hợp virus trong người thai phụ đang tích cực sao chép thì tỷ lệ lây nhiễm có thể lên tới 90%. Virus được truyền từ cơ thể người mẹ sang con trong quá trình sinh nở qua sản dịch, máu hoặc khi niêm mạc da của trẻ sơ sinh bị tổn thương. Dù sinh thường hay sinh mổ, người mẹ đều có thể truyền nhiễm bệnh viêm gan B cho con.
Nhưng nguy cơ lây bệnh sẽ giảm đi nếu người mẹ điều trị hiệu quả và bệnh tình trở nên ổn định hơn. Nghĩa là khi đã ức chế thành công virus, lúc này virus ngừng nhân lên thì tỷ lệ truyền bệnh sang con sẽ giảm đi đáng kể. Do đó, điều quan trọng mà người mẹ cần quan tâm là tập trung điều trị bệnh, vừa giúp ngăn bệnh phát triển, bảo toàn chức năng gan, lại giúp phòng tránh bệnh lây sang con.
Như đã đề cập ở trên, phụ nữ có thai mắc viêm gan B cần tập trung chữa trị bệnh. Tuy nhiên, điều trị viêm gan B không đơn giản, đặc biệt là ở thai phụ. Vì vậy, hãy tìm hiểu kỹ và lựa chọn nhưng cơ sở uy tín cùng đội ngũ bác sỹ giàu kinh nghiệm để có thể điều trị hiệu quả mà vẫn đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. Tuyệt đối không chữa bệnh theo những phương pháp không có nguồn gốc rõ ràng, chỉ được truyền miệng hay lan truyền trên mạng.
Để ngăn bệnh lây sang con, trẻ sau khi sinh ra cần được tiêm một mũi vacxin và một mũi kháng thể chống virus (HBIG). Đặc biệt, cần tiêm sớm, tốt nhất trong 12 giờ đầu sau khi sinh. Tiếp tục tiêm đủ những mũi còn lại của liều vacxin theo đúng lịch mà bác sỹ đưa ra. Tiêm đầy đủ có thể bảo vệ trẻ khỏi nguy cơ lây nhiễm với tỷ lệ 90%.
Tiêm vacxin và kháng thể cho trẻ giúp giảm bớt nguy cơ lây viêm gan B từ mẹ sang con
Mẹ có thể cho trẻ bú vì chưa ghi nhận trường hợp lây nhiễm virus viêm gan B từ mẹ sang con qua đường bú sữa mẹ. Mặc dù vậy, người mẹ cần đảm bảo đầu vú có dấu hiệu tổn thương thì mới nên cho bú. Trường hợp núm vú chảy máu, có thể tăng khả năng virus hiện diện trong sữa mẹ. Ngoài ra, người mẹ không nên cho trẻ bú nếu đang dùng thuốc điều trị.
Virus viêm gan B có thể lây nhiễm dễ dàng qua máu, do đó người mẹ mắc viêm gan B cần thận trọng trong sinh hoạt hàng ngày, tránh để trẻ tiếp xúc với máu của mình. Khi có vết thương hở, cần băng kín. Không dùng chung các dụng cụ cá nhân với trẻ như lược, kìm bấm móng, kéo cắt tóc, bàn chải đánh răng,… Những vật dụng này đều có thể vô tình dính máu nhiễm bệnh, virus viêm gan B với đặc tính có thể tổn tại ở môi trường bên ngoài trong thời gian dài, ngay cả ở những cục máu khô, điều này sẽ khiến lây nhiễm gián tiếp từ mẹ sang con.
Bác sĩ chất lượng
Điều trị tiên tiến
Chăm sóc tận tâm
Tư vấn nhiệt tình
Bảng giá niêm yết
Trong ăn uống, người bệnh men gan cao nên ăn gì để đảm bảo sức khỏe và giúp cải thiện tình trạng bệnh nhanh chóng
Nguyên tắc cơ bản trong ăn uống khi mắc bệnh gan là nạp “protein chất lượng cao”, “đầy đủ calories”.
Đối với bệnh nhân viêm gan, uống sữa đậu nành với lượng thích hợp sẽ bổ sung dinh dưỡng cho bệnh nhân, nâng cao khả năng miễn dịch.
Nhận biết sớm các dấu hiệu gan yếu, chính là cách để điều trị bệnh kịp thời, hạn chế được biến chứng nghiệm trọng
Người bị bệnh gan có thể đau bụng ở những mức độ khác nhau, thường đau bụng về chiều...
Men gan cao khi mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi và sức khỏe người mẹ không thì không phải ai cũng biết được
Chế độ ăn uống cho người bị viêm gan B nên có chế độ ăn uống ít chất béo như các món rán, cần tránh các loại thực phẩm chứa nhiều chất sắt như thịt đỏ
Dị ứng là bệnh thường gặp, nguyên nhân chính là chức năng gan kém không thể thải độc tố từ trong cơ thể ra ngoài, để khắc phục gan kém cần làm những việc sau
Bưởi, bơ, tao, rau má, trà xanh, sữa chua, mướp đắng, sữa đậu nành, các loại rau củ họ nhà cải là những loại thực phẩm rất mát gan và tốt cho giải độc gan
Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh về gan. Hãy tập những thói quen sau đây để duy trì một lá gan khỏe mạnh
Ý KIẾN BẠN ĐỌC ( Hãy để lại số điện thoại đê chúng tôi tư vấn cho bạn !)