Giờ làm việc:
7h00 - 20h00, thứ 2 - CNSẽ được tư vấn trực tiếp của Bác Sĩ !
Dù với sự tiến bộ vượt bậc của y học trong nhiều lĩnh vực, hiện nay vẫn chưa có một phương pháp nào giúp chữa suy thận mạn khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, một khi không may đã bị suy thận mạn, đặc biệt khi bệnh được phát hiện ở giai đoạn sớm, với chế độ theo dõi khắt khe, xử trí, sinh hoạt thích hợp, diễn tiến suy thận mạn có thể được làm chậm lại và có thể phòng ngừa được các biến chứng bất lợi trên các cơ quan và trên tiên lượng lâu dài của người bệnh. Dưới đây là các phương pháp đã và đang được áp dụng trong điều trị suy thận mạn.
Bệnh suy thận mạn có thể chữa khỏi không?
Mục đích chính là làm chậm diễn tiến của suy thận mạn và phòng ngừa hay hạn chế biến chứng của suy thận mạn trên các cơ quan, gồm điều trị tích cực nguyên nhân gây suy thận mạn, kiểm soát tốt huyết áp, ổn định đường huyết, điều trị thiếu máu, rối loạn mỡ máu, rối loạn phốt pho-canxi, tránh sử dụng thuốc bừa bãi, chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng thích hợp, theo dõi bệnh định kỳ, đều đặn.
Khi suy thận mạn đã tiến triển đến giai đoạn cuối, chức năng thận gần như đã mất hết, bệnh nhân sẽ tử vong trong một thời gian rất ngắn nếu không được điều trị. Song, các điều trị này chỉ nhắm thay thế một phần hay phần lớn chức năng của thận khi còn bình thường chứ không thể chữa suy thận mạn khỏi hoàn toàn hay giúp hồi phục lại chức năng thận đã mất, vì vậy, người bệnh bắt buộc phải theo đuổi các điều trị này suốt đời. Hiện có hai phương pháp điều trị thay thế thận chính là ghép thận và lọc máu.
Phương pháp điều trị thận
Đây là phương pháp điều trị lý tưởng nhất vì người bệnh được ghép vào cơ thể một quả thận thật từ người cho có một mức độ tương hợp nào đó về mặt miễn dịch với họ.
Vì thận ghép là quả thận thật nên sẽ đảm nhiệm được tất cả các chức năng của nó. Tuy nhiên, sau khi được ghép thận thành công, không phải là đã đủ, mà để cho quả thận ghép này hoạt động lâu dài, người bệnh bắt buộc phải theo đuổi suốt đời các điều trị nghiêm ngặt sau ghép như: uống thuốc chống thải ghép, tim mạch, tiểu đường…Ngoài ra, trong giai đoạn hậu ghép còn có rất nhiều biến chứng có thể xảy ra như loại thải thận đã ghép, nhiễm trùng, tăng huyết áp, tiểu đường, ung thư…
Ngoài thận chỉ thay thế được một phần chức năng của thận, gồm hai phương pháp chính đó là chạy thận nhân tạo và thẩm phân phúc mạc ( hay lọc màng bụng).
Bệnh nhân chạy thận nhân tạo
Bệnh nhân theo phương pháp chữa suy thận mạn này sẽ không cần đến bệnh viện thường xuyên mà có thể tự điều trị tại nhà, ăn uống tương đối tự do hơn so với chạy thận nhân tạo, cũng do tự điều trị tại nhà nên không bị hiện tượng lây nhiễm chéo HIV, viêm gan virus B, C giữa các bệnh nhân như trong chạy thận nhân tạo. Phương pháp này đặc biệt thuận tiện cho các bệnh nhân ở xa các trung tâm chạy thận nhân tạo.
Tuy nhiên, phương pháp này không an toàn nếu người bệnh không tuân thủ nghiêm ngặt quy trình thay đổi dịch lọc, các biến chứng cũng không tí như nhiễm trùng ổ bụng, rối loạn đường máu, mỡ máu, béo phì hay suy dinh dưỡng ( thường gặp hơn)…Mặt khác, màng bụng sẽ mất dần chức năng lọc theo thời gian, nhiễm trùng ổ bụng, dùng dung dịch có nồng độ đường càng cao càng làm cho chức năng màng bụng bị giảm nhanh. Thêm vào đó, trong khoảng 60% trường hợp màng bụng sẽ không còn sử dụng được nữa sau 5 năm và bệnh nhân phải chuyển qua chạy thận nhân tạo dù không bị nhiễm trùng hoặc không dùng dung dịch có nồng độ cao.
Một điều cần nhấn mạnh rằng lọc máu bằng thận nhân tạo hay thẩm phân phúc mạc chỉ điều chỉnh một phần các rối loạn do suy thận gây ra, nên song song với lọc máu, thì người bệnh rất cần có các điều trị khác để có thể điều chỉnh thêm những gì mà lọc máu không làm được như thiếu máu, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu,….chỉ như vậy thì chất lượng cuộc sống của các bệnh nhân lọc máu mới có thể tốt được. Mỗi phương pháp chữa suy thận mạn trên đều có những chỉ định và chống chỉ định riêng tùy theo tình trạng bệnh lý cũng như yêu cầu của bệnh nhân. Qua trao đổi giữa bác sĩ và người bệnh, phương pháp thích hợp và tối ưu nhất sẽ được lựa chọn cho từng trường hợp cụ thể.
Bác sĩ chất lượng
Điều trị tiên tiến
Chăm sóc tận tâm
Tư vấn nhiệt tình
Bảng giá niêm yết
Dù với sự tiến bộ vượt bậc của y học hiện nay suy thận mạn vẫn là căn bệnh nguy hiểm. Vậy có thể chữa suy thận mạn được không?
Thông thường, để phát hiện suy thận, người ta làm xét nghiệm đo creatinin máu. Nhiều thuốc chỉ mới ảnh hưởng nhẹ đến chức năng thận dần dần mà chẳng có triệu chứng gì
Việc uống ít nước sẽ khiến hệ tiết niệu ít việc, lượng nước tiểu sẽ đọng lại, đậm đặc, các chất lưu cữ sẽ tăng lên, dễ hình thành nên tình trạng sỏi thận
Đau lưng trái có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý khác nhau, và đó cũng là biểu hiện của bệnh sỏi thận.
Đái tháo đường gây tử vong gấp 3 lần so với HIV/AIDS và gấp 10 lần so với sốt rét. Hậu quả của đái tháo đường vô cùng trầm trọng: đột quỵ, suy thận, tổn thương bàn chân
Ý KIẾN BẠN ĐỌC ( Hãy để lại số điện thoại đê chúng tôi tư vấn cho bạn !)