Giờ làm việc:
7h00 - 20h00, thứ 2 - CNSẽ được tư vấn trực tiếp của Bác Sĩ !
Chào các bác sĩ,
Vợ chồng chúng tôi mới đi thực hiện các xét nghiệm về HBsAg và Anti- HBs tại bệnh viện và có được những chỉ số xét nghiệm viêm gan B sau:
Vợ tôi (30 tuổi) có HBsAg dương tính, chỉ số 701.70; chỉ số bình thường/ngưỡng là (<1.0 S/SO). Tôi (33 tuổi) có HBsAg âm tính, chỉ số 0.26; Anti- HBs dương tính, chỉ số 119.26, chỉ số bình thường/ngưỡng là (<10 IU/L).
Thưa các bác sĩ, vợ chồng chúng tôi là cán bộ y tế chuyên nghiên cứu về Đông y, tuy không biết nhiều về Tây y nhưng cũng đọc được các kết quả xét nghiệm thông thường. Tuy vậy, với các thông số về kết quả xét nghiệm viêm gan B trên (chỉ số và đơn vị tính của kết quả khác với CSBT/ ngưỡng) thì chúng tôi không hiểu rõ lắm. Ví dụ như với kết quả HBsAg dương tính, chỉ số 701.70 thì kết quả bao nhiêu được cho là âm tính, và tương dương với bao nhiêu (S/CO)?Mong các bác sĩ tại Phòng khám Kim Mã có thể giúp vợ chồng tôi đọc chỉ số xét nghiệm viêm gan B trên được không? (Hoàng – Hà Tây).
Giải thích các xét nghiệm viêm gan B như thế nào cho đúng?
Bạn Hoàng thân mến,
Đầu tiên, chúng tôi xin cảm ơn vì bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến với các bác sĩ tại Phòng khám Kim Mã của chúng tôi. Đối với câu hỏi của bạn Hoàng, chúng tôi xin được giải đáp như sau:
Đối với các kết quả xét nghiệm viêm gan B của vợ bạn HBsAg dương tính, chỉ số 701.70; chỉ số bình thường/ngưỡng là (<1.0 S/SO). Điều này có thể thấy, hiện nay, vợ bạn đang mắc bệnh viêm gan B, cơ thể đã có sự hiện diện của virus và virus lượng viêm gan B trong cơ thể khá cao, chỉ số định lượng HbsAg của vợ bạn là 701.70 lớn hơn giá trị bình thường rất nhiều lần, chỉ số này rất đáng sợ vì khi lượng HbsAg trong cơ thể càng lớn thì càng nguy hiểm. Chỉ số S/CO < 1 có nghĩa là âm tính, và S/CO > 1 là dương tính. Phụ thuộc vào từng máy xét nghiệm sẽ có chỉ số trên/ dưới ngưỡng là khác nhau.
Với xét nghiệm của vợ bạn, tốt nhất là nên làm thêm xét nghiệm chức năng gan, xét nghiệm đánh giá sự hoạt động của virus viêm gan B cũng như định lượng virus viêm gan B để có thể biết rõ hơn về tình trạng bệnh của mình.
Đối với kết quả xét nghiệm của bạn, HBsAg âm tính, chỉ số 0.26; Anti- HBs dương tính, chỉ số119.26, chỉ số bình thường/ngưỡng là (<10 IU/L), điều này cho thấy cơ thể bạn không mắc bệnh viêm gan B, ngược lại cơ thể đã có kháng thể viêm gan B, chỉ số kháng thể viêm gan B vượt ngưỡng an toàn nhưng chưa đạt bển vững. Tuy nhiên, bạn cũng có thể an tâm về việc cơ thể có thể ngăn ngừa được sự tấn công của virus viêm gan B.
Anti - Hbs là kháng thể viêm gan B
Đơn vị IU/L, IU được dịch ra là International Unit, L (lít) là đơn vị rất thông dụng trong đo lường. Anti - HBs là loại kháng thể bề mặt của virus viêm gan B, nếu lượng kháng thể trên quá ít thì nó không có tác dụng bảo vệ cơ thể, nếu < 100 IU/ L và > 10 IU/L (dương tính nhưng thấp) thì cần tiêm phòng lại để tăng lượng kháng thể này trong máu mới có tác dụng bảo vệ cơ thể.
Miễn dịch của cơ thể được hình thành do quá trình tiêm phòng vaccine viêm gan B hoặc là khi người bệnh bị nhiễm bệnh viêm gan B, nhưng cơ thể tự đào thải được virus nên cơ thể hình thành kháng thể và miễn nhiễm với bệnh.
Có không ít người khi nhận được phiếu xét nghiệm viêm gan B với các chỉ số đều tăng mức cho phép thì thường là người bệnh lo lắng và sợ hãi về căn bệnh này. Tuy nhiên, khuyến cáo của các bác sĩ Phòng khám Kim Mã thì người bệnh không nên quá lo lắng, khi được chẩn đoán mắc bệnh, các chỉ số tăng điều cần thiết là người bệnh nên tiến hành tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa về việc nên áp dụng phương pháp nào chữa bệnh hiệu quả để có thể nhanh chóng kiểm soát sự nhân bản của virus viêm gan B.
Không nên vì tâm lý quá nôn nóng và sợ hãi mà người bệnh điều trị bệnh theo kiểu truyền tai, vì những loại thuốc chưa được kiểm chứng, sử dụng không đúng với tình trạng bệnh của bệnh nhân viêm gan B có thể khiến cho bệnh có diễn biến xấu đi, đặc biệt có dẫn tới nguy cơ nhờn thuốc, kháng thuốc của virus viêm gan B dẫn tới khó khăn cho việc điều trị bệnh sau này. Để hiệu quả dùng thuốc chữa bệnh viêm gan B được tốt nhất thì người bệnh nên dùng thuốc theo chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa.
Quá trình điều trị viêm gan B có thể kéo dài trong nhiều ngày, chính vì thể yêu cầu người bệnh nên kiên trì chữa bệnh, chỉ dừng dùng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ. Khi điều trị viêm gan B bệnh nhân cũng nên cân đối lối sống, thói quen sinh hoạt, ăn uống đủ chất, dùng thuốc đúng giờ để đạt hiệu quả chữa bệnh như mong muốn.
Bác sĩ chất lượng
Điều trị tiên tiến
Chăm sóc tận tâm
Tư vấn nhiệt tình
Bảng giá niêm yết
Anti HCV : có thể hiểu một cách đơn giản đây là kháng thể của viêm gan C. Về nguyên tắc Anti-HCV thường ngược lại với HCV ( HCV là virus còn Anti-HCV là miễn dịch chống lại virus.)
Chỉ số AST (SGOT), ALT (SGPT) là hai chỉ số quan trọng trong xét nghiệm kiểm tra men gan trong cơ thể con người. 2 chỉ số men gan đó quan trọng như thế nào?
Xét nghiệm HBsAg là một trong nhiều xét nghiệm không thể thiếu khi thực hiện chẩn đoán bệnh viêm gan B. Tuy nhiên, có nhiều người khi được chẩn đoán có chỉ số HBsAg dương tính nhưng không biết đây là xét nghiệm bệnh gì? Ý nghĩa của xét nghiệm này là gì?
Chỉ số HBsAg, Anti HBs, HbeAg, Anti- HBc, Anti HBe ( HBeAb) trong xét nghiệm viêm gan B giúp các bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp, chính xác nhất.
Để chẩn đoán bệnh nhân có mắc bệnh xơ gan hay không, các bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện 6 xét nghiệm xơ gan bao gồm
Xét nghiệm viêm gan B là các xét nghiệm máu cho biết bạn có bị viêm gan B hay không. Sử dụng một số phương pháp để xác định các giai đoạn khác nhau của HBV để xác định liệu bệnh nhân mắc viêm gan B cấp tính hay mãn tính.
Những xét nghiệm gan nhiễm mỡ cần làm khi đi khám gan gồm siêu âm gan, sinh thiết gan hay kiểm tra chức năng gan cần biết.
Chỉ số Triglyceride có ý nghĩa quan trọng trong việc chẩn đoán các bệnh lý như: bệnh động mạch vành, các nguy cơ bệnh tim mạch, bệnh đột quỵ, chứng béo phì, bệnh tiểu đường hoặc một số bệnh lý về gan như gan nhiễm mỡ
Bilirubin có hai loại là bilirubin trực tiếp và bilirubin gián tiếp. Chỉ số bilirubin có trong máu là hoàn toàn bình thường, nhưng do bất cứ nguyên nhân nào đó thì chỉ số này có thể bị thay đổi và chỉ thông qua các xét nghiệm cụ thể chúng ta mới có thể biết được sự thay đổi của chỉ số này trong máu.
4 chỉ số mỡ máu quan trọng cần được nhất là: cholesterol toàn phần, HDL-cholesterol (HDL-c), LDL-cholesterol (LDL-c) và triglyceride.
Ý KIẾN BẠN ĐỌC ( Hãy để lại số điện thoại đê chúng tôi tư vấn cho bạn !)