Viêm gan tự miễn là một bệnh lý được định nghĩa là bệnh viêm gan mạn tính chưa rõ nguyên nhân với sự sai lạc trong phản ứng miễn dịch và có yếu tố di truyền. Bệnh chủ yếu xảy ra ở phụ nữ (chiếm khoảng gần 70%) và nếu không được điều trị kịp thời sẽ tiến triển liên tục tới xơ gan và suy gan với tỷ lệ tử vong cao. Vậy làm sao để biết mình bị viêm gan tự miễn?
Làm sao để biết mình bị viêm gan tự miễn
BỆNH VIÊM GAN TỰ MIỄN
Theo các bác sĩ của benhviemgan.net, viêm gan tự miễn (Autoimmune Hepatitis - AIH) là bệnh gây tổn thương gan do hệ thống miễn dịch của cơ thể tấn công hủy hoại tế bào gan. Nhiệm vụ quan trọng của hệ thống miễn dịch là bảo vệ cơ thể trước sự xâm nhập của các tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn... Bình thường, hệ miễn dịch không phản ứng chống lại các tế bào của cơ thể. Trường hợp hệ miễn dịch tấn công các tế bào của cơ thể gây ra phản ứng tự miễn. Các yếu tố như vi khuẩn, virus, độc tố và một số loại thuốc đã kích hoạt đáp ứng tự miễn ở người làm cho hệ miễn dịch hoạt động quá mức, dẫn đến hiện tượng tự miễn.
VIÊM GAN TỰ MIỄN CÓ BIỂU HIỆN GÌ?
Bệnh
viêm gan tự miễn thường khởi phát âm thầm, chỉ với một chút cảm giác mệt mỏi, khó chịu kết hợp với vàng da không nhiều trong một thời gian dài vài tháng đến vài năm; chỉ có một số ít ( khoảng 25% ) có khởi phát với biểu hiện tương tự
dấu hiệu bệnh viêm gan virus cấp tính. Bệnh chỉ được thực sự quan tâm khi triệu chứng vàng da trở lên rõ ràng và chẩn đoán được thực hiện.
-
Rối loạn kinh nguyệt là một triệu chứng thường gặp và rất có giá trị gợi ý, thường là mất một hoặc hai chu kỳ kinh nguyệt và điều này xảy ra đồng thời với một đợt vàng da nặng.
-
Chảy máu cam, chảy máu chân răng và xuất huyết dưới da là các biểu hiện cũng hay gặp.
-
Khi khám bụng có thể thấy gan to chắc và thùy trái thường lớn hơn, tuy nhiên đó là giai đoạn sớm, còn ở giai đoạn muộn gan thường teo nhỏ và có các biểu hiện của tăng áp lực tĩnh mạch cửa như lách to, cổ trướng, tuần hoàn bàng hệ.
Gan to ở bệnh nhân viêm gan tự miễn
Bệnh viêm gan tự miễn thường xảy ra ở người trẻ tuổi, chủ yếu ở xung quanh tuổi dậy thì, nhưng cũng có các trường hợp xảy ra ở những người 50 – 60 tuổi; bệnh chủ yếu xuất hiện ở nữ (khoảng 70%).
PHẢI LÀM GÌ KHI BỊ VIÊM GAN TỰ MIỄN?
Khi bệnh nhân phát hiện mình bị viêm gan tự miễn, bệnh nhân cần đến ngay các bệnh viện hoặc các cơ sở chuyên gan để khám và làm các xét nghiệm chuyên sâu, từ đó đánh giá được mức độ bệnh của mình để có phương án điều trị kịp thời, phù hợp.
-
Ngoài việc tuân thủ nghiêm ngặt và kiên trì điều trị theo chỉ định của bác sĩ thì bệnh nhân cũng cần chú ý đến vấn đề sinh hoạt trong cuộc sống hàng ngày.
-
Tăng cường ăn các loại rau xanh và trái cây (mỗi ngày, mỗi người nên ăn tối thiểu 300g rau xanh, 200g quả chính tươi).
-
Không nên ăn các loại mỡ động vật mà thay bằng dầu thực vật, dầu đậu nành, dầu mè.
-
Không nên sử dụng rượu, bia, thuốc lá.
-
Ngoài ra cần tập thể dục nhẹ nhàng, giữ gìn lối sống lành mạnh.
Bệnh viêm gan tự miễn nếu không chữa trị kịp thời thì biến chứng sang xơ gan và suy gan là rất lớn. Ngoài ra bệnh nhân bị viêm gan tự miễn còn có nguy cơ tử vong rất cao nếu bị chảy máu do giãn tĩnh mạch thực quản. Vì thế, chúng ta cần chú ý đến các triệu chứng của bệnh, khi thấy cơ thể có sự biến đổi khác thường thì cần đi kiểm tra ngay để phát hiện bệnh kịp thời nhắm tránh những biến chứng đáng tiếc xảy ra. Đó cũng chính là lời khuyên của các bác sĩ Phòng khám chuyên Gan Kim Mã.
Ý KIẾN BẠN ĐỌC ( Hãy để lại số điện thoại đê chúng tôi tư vấn cho bạn !)