Giờ làm việc:
7h00 - 20h00, thứ 2 - CNSẽ được tư vấn trực tiếp của Bác Sĩ !
Trà xanh (chè xanh) có những tác dụng không nhỏ đối với sức khỏe. Một chén trà mỗi sáng có thể hạn chế sự phát triển của căn bệnh ung thư, giúp điều trị căn bệnh tim mạch, giúp lợi tiểu, giúp tiêu hóa tốt. Tuy nhiên, có lẽ nhiều người không biết khi uống trà quá đặc sẽ không tốt cho cơ thể, đặc biệt là những người mắc bệnh gan. Tại sao uống nước trà đặc lại không tốt cho bệnh nhân gan sẽ được các bác sĩ ở benhviemgan.net chia sẻ thông tin.
>> Xem thêm: Tác dụng tuyệt vời của mật ong đối với bệnh gan
>> Xem thêm: Bài thuốc chữa bệnh gan từ bí đao
Trà đặc không tốt cho bệnh nhân gan
Trà thường có vị chát, đắng, ngọt, hơi chua, tính lương không độc, có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, giải độc… Tuy trà được nhiều nhà khoa học, bác sĩ cho thây trà có thể tham gia vào quá trình phòng và trị viêm gan cấp tính, mạn tính. Điều này không sai, nhưng đối với bệnh nhân mắc viêm gan không nên uống trà đặc hay quá đặc.
Các bác sĩ ở phòng khám chuyên gan bệnh viêm gan lý giải, trong nước trà có khá nhiều hợp chất của tannin và theocin, hai chất này vào dạ dày sẽ kết hợp với protein, vitamin B1 và chất sắt trong thức ăn gây đông vón abumin và các axit amin có trong thức ăn, hình thành những hợp chất gây cản trở quá trình tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng của cơ thể.
Hơn nữa trà đặc còn ảnh hưởng tới quá trình bài tiết dịch vị đường ruột và dịch mật do tính săn se niêm mạc của trà dẫn đến ức chế nhu động ruột làm khó tiêu, táo bón. Lúc này nhu động ruột hoạt động kém sẽ ảnh hưởng tới dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể, lượng độc tố sẽ tồn đọng, gan phải tăng hiệu suất làm việc nên làm tăng gánh nặng và tổn thương gan hơn.
Ngoài ra, trong trà còn có hàm lượng cafein khá cao, nên khi sử dụng trà đặc không chỉ ảnh hưởng tới dạ dày, làm mất căn bằng trong cơ thể, uống trà đặc trong thời gian dài làm gan phải hoạt động nhiều và gan bị tổn thương nhanh hơn.
Do vậy, bệnh nhân viêm gan và cả những người khỏe mạnh cũng không nên uống trà đặc hay quá đặc sẽ không tốt cho sức khỏe.
Đối với bệnh nhân mắc bệnh viêm gan ngoài việc không nên uống trà đặc, người bệnh cũng nên tránh sử dụng các loại thực phẩm như:
Thịt dê có tính nóng, ngọt, có hàm lượng protein và lipit cao nếu người viêm gan ăn nhiều, sẽ làm tăng gánh nặng cho gan, khiến gan không thể hoàn thành nhiệm vụ trao đổi chất cũng như đào thải các chất độc. Bởi vậy người viêm gan tốt nhất nên kiêng không ăn thịt dê.
Gừng rất tốt cho sức khỏe nhưng trong gừng tươi có chứa nhiều volatile khi biến chất sinh ra chất safrole. Các hoạt chất trong gừng và chất safrole có thể gây biến tính tế bào gan ở người viêm gan, làm hoại tử tế bào gan và dẫn tới chứng gan nặng bị bất bình thường, làm cho bệnh viêm gan trở nên xấu đi.
Hạt tiêu là loại gia vị rất phổ biến, nhưng nó có tính kích thích mạnh, có vị cay. Hạt tiêu có tác dụng tả khí, trợ hoả rất có hại cho người viêm gan cấp, mạn tính và xơ gan. Người bị viêm gan không nên ăn hạt tiêu.
Người bệnh gan không nên ăn nhiều đồ gia vị cay nóng
Tôm giàu đạm, có tác dụng bổ thận tráng dương, là món ăn bổ dưỡng cho người khoẻ mạnh, bình thường. Tuy vậy, do hàm lượng cholesterol trong tôm cao, người bị viêm gan không nên ăn.
Nhân sâm là một loại thực phẩm quý, tuy nhiên nó lại không tốt cho người bệnh gan, nhân sâm có tác dụng tăng nhiệt làm hao âm mà trong khi đó những người viêm gan lại có biểu hiện của tình trạng âm suy hoả vượng như miệng khô, bí đại tiện, thấp nhiệt, mắt đỏ… nếu dùng sâm sẽ làm âm càng suy, bất lợi, dễ gây xuất huyết trong cơ thể.\
>> Xem thêm: Thực phẩm tốt cho người bệnh gan
>> Xem thêm: Vì sao người bệnh gan không nên ăn gừng
Đây là những thực phẩm có nhiều xơ, dai, dạ dày khó tiêu hoá và chuyển hoá ở gan. Ở những người viêm gan, xơ gan tĩnh mạch, đường tiêu hoá ở cuối dạ dày bị giãn nở, nếu ăn nhiều chất xơ và khó tiêu sẽ không có lợi.
Bên cạnh đó bệnh nhân viêm gan cần phải kiêng cay, kiêng hút thuốc lá, rượu bia, hạn chế ăn các loại thực phẩm chế biến sẵn, tránh lạm dụng một số hormone, thuốc kháng sinh, thuốc bổ. Nên giữ tinh thần thoải mái, tránh mệt mỏi để quá trình phục hồi chức năng gan diễn ra nhanh hơn.
Bác sĩ chất lượng
Điều trị tiên tiến
Chăm sóc tận tâm
Tư vấn nhiệt tình
Bảng giá niêm yết
Khi bị suy giảm chức năng gan, đồng nghĩa với việc ảnh hưởng tới các cơ quan khác. Bệnh nhân có thể bị suy giảm chức năng gan do các bệnh lý về gan, do chế độ ăn uống không điều độ. Hãy cùng các chuyên gia của Phòng khám đa khoa Kim Mã tìm hiểu kỹ
Mỗi dịp sau Tết dương lịch cho đến hết Tết nguyên đán, số người bệnh phải cấp cứu do tình trạng ngộ độc rượu tăng cao một cách đột biến.
Trong ăn uống, người bệnh men gan cao nên ăn gì để đảm bảo sức khỏe và giúp cải thiện tình trạng bệnh nhanh chóng
Có khá nhiều bạn thắc mắc viêm gan B cấp tính có chữa được không? Hãy để các chuyên gia viêm gan B giúp bạn trả lời vấn đề này.
Đối với bệnh nhân viêm gan, uống sữa đậu nành với lượng thích hợp sẽ bổ sung dinh dưỡng cho bệnh nhân, nâng cao khả năng miễn dịch.
Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh về gan. Hãy tập những thói quen sau đây để duy trì một lá gan khỏe mạnh
Áp-xe gan là sự mưng mủ trong tổ chức gan, lây lan qua đường máu, Áp-xe gan là một bệnh rất nguy hiểm vì sẽ gây nhiễm khuẩn tế bào gan, với hậu quả khó lường
Người bị bệnh gan có thể đau bụng ở những mức độ khác nhau, thường đau bụng về chiều...
Lá gan được xem như bộ lọc của cơ thể. Chỉ cần lá gan gặp trục trặc gì thì mọi độc tố sẽ tích tụ lại. Sau đây là một vài cách giúp bạn giữ gìn lá gan khỏe
Bưởi, bơ, tao, rau má, trà xanh, sữa chua, mướp đắng, sữa đậu nành, các loại rau củ họ nhà cải là những loại thực phẩm rất mát gan và tốt cho giải độc gan
Ý KIẾN BẠN ĐỌC ( Hãy để lại số điện thoại đê chúng tôi tư vấn cho bạn !)